Quản trị logistics của doanh nghiệp là gì? Logistics được biết đến rộng rãi là quá trình phối hợp và vận chuyển các nguồn lực. Như thiết bị, thực phẩm, chất lỏng, hàng hóa trong kho, vật liệu, con người, vv..Từ một địa điểm đến điểm lưu trữ. Ban đầu Logistics là một thuật ngữ thuộc về quân sự được sử dụng để mô tả cách lực lượng này thu nhận, lưu trữ và di chuyển thiết bị, vật tư. Trong chuỗi cung ứng và kinh doanh, hậu cần là quản lý dòng chảy giữa nơi xuất xứ và nơi tiêu dùng. Để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng hoặc sử dụng. Hậu cần còn liên quan đến sản xuất, đóng gói, kho bãi, an ninh, xử lý nguyên vật liệu và thông tin.
Quản trị logistics của doanh nghiệp mảng hậu cần
Quản lý hậu cần tập trung sự hiệu quả của các hoạt động hàng ngày. Liên quan đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của công ty. Kiểu quản lý này là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện và kiểm soát dòng chảy ra vào và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả. Quá trình này là giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu do khách hàng đặt ra. Mục đích chính của quản lý hậu cần là phân bổ đúng số lượng tài nguyên vào đúng thời điểm. Ngoài ra, còn phải đảm bảo rằng hàng hóa đến được vị trí đã đề ra trong tình trạng tốt nhất.
Chuỗi cung ứng và các thủ tục hậu cần
Chuỗi cung ứng và các thủ tục hậu cần rất tốt rất quan trọng. Vì có thể giúp giảm chi phí cũng như tăng năng suất hoạt động. Mặt khác, hậu cần không đạt tiêu chuẩn dẫn đến việc giao hàng trễ. Không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng tiếp theo. Điều này có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ. Người tiêu dùng luôn đòi hỏi một dịch vụ tốt hơn trong Logistics. Điều này đã thúc đẩy người làm trong chuỗi cung ứng cần phải cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, chính xác và chất lượng. Quản lý hậu cần cần đảm bảo những mục tiêu này trở thành hiện thực để đổi lấy sự hài lòng của khách hàng.
Chuỗi cung ứng tạo ra nền tảng để tiết kiệm chi phí trong hoạt động. Quản lý hậu cần một cách hiệu quả làm tăng doanh thu và giúp cho các doanh nghiệp kiểm soát vận chuyển hàng hóa trong nước. Kiểm soát vận chuyển qua biên giới; giữ số lượng hàng tồn kho ở mức tối ưu; và di chuyển hàng hóa trên các phương thức vận chuyển thích hợp. Những yếu tố này đều góp phần cắt giảm chi phí.
>>> Xem thêm: Công ty chuyển phát nhanh có ưu điểm gì để chiếm lĩnh thị trường
Các kiểu quản lý hậu cần phổ biến:
1. Cung cấp
Quản lý nguồn cung liên quan đến việc lập kế hoạch và tập hợp các vật liệu cần thiết ở một địa điểm cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Để hỗ trợ cho việc sản xuất hoặc lắp ráp. Quản lý nguồn cung phải vận chuyển vật liệu và lưu trữ các kế hoạch để đánh giá mức độ cung cấp trong các giai đoạn khác nhau của quy trình. Đảm bảo rằng dòng chảy của vật liệu phù hợp với nhu cầu.
2. Phân phối
Phân phối là việc quản lý vật liệu đã được cung cấp và lưu trữ, để gửi đến các nơi cần thiết. Quá trình này bao gồm việc vận chuyển gồm tải hàng, dỡ hàng , vận chuyển. Hay theo dõi hàng hóa và theo dõi sử dụng (cung cấp cho ai và ai là ngưởi sử dụng).
3. Sản xuất
Người quản lý sản xuất giám sát giai đoạn lắp ghép hay chế biến các nguồn thành một sản phẩm. Điều này diễn ra trong 1 không gian và khu vực mà việc sản xuất diễn ra. Trong xây dựng, hậu cần của sản xuất sẽ bao gồm việc tính toán và chuẩn bị vật liệu để phối hợp với việc xây dựng đang diễn ra.
4. Đảo ngược
Quản lý hậu cần ngược xử lý việc thu hồi vật liệu và vật tư từ quá trình sản xuất lắp ráp. Trong quản lý hậu cần ngược của một dự án xây dựng chẳng hạn. Các kế hoạch có thể là: loại bỏ vật liệu dư thừa (tiêu hủy hoặc bán). Hoặc tái hấp thụ vật liệu vào nguồn cung khác.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến quản trị logistics của doanh nghiệp, SWIFT247 đã tổng hợp lại cho các bạn đọc dễ tham khảo. Hy vọng nội dung bài viết thật sự hữu ích. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín thì tham khảo thử SWIFT247 – đơn vị vận chuyển đường hàng không của Vietjetair
>>> Xem thêm: