Chuyên mục
Thông tin

Còn gì vui hơn khi Tết đến được sum vầy bên gia đình

Tết đến được sum vầy bên gia đình còn gì vui hơn phải không nào? Tết đến xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại những công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống. Để những người con xa quê về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên gia đình, người thân của mình. Cùng nhau đón chào những điều may mắn của năm mới. Đó cũng là truyền thống hết sức ý nghĩa, là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.

Ngày tết Việt Nam có những phong tục như thế nào và cách thực hiện ra sao. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Phong tục ngày tết chơi hoa

Mỗi dịp xuân về, nhà nhà đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thường bắt đầu vào khoảng  rằm tháng chạp. Ai trồng hoa đào (miền Bắc) và hoa mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Để trồng hoa cảnh cần tính thẩm mỹ  rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mùng 1 Tết thì chỉ  ở Việt Nam mới có.

tet-den-duoc-sum-vay-ben-gia-dinh
Phong tục chơi hoa ngày Tết (sưu tầm)

Người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về cách chơi hoa. Nhưng tiếc có nhiều loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết sang trọng, hoa nở trúng dịp Tết để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết. Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng thay đổi theo, song truyền thống hoa Tết ở Việt Nam vẫn không thay đổi mà còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.

Phong tục ngày Tết tiễn ông táo về trời

Mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông công ông Táo.

Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết.Hiện nay, phong tục trồng cây nêu đã dần bị lãng quên vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu“có thực mới vực được đạo”.

tet-den-duoc-sum-vay-ben-gia-dinh
Tiễn ông công ông táo về trời ( sưu tầm )

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông

Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

>>> Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về ”Giao Thừa”

tet-den-duoc-sum-vay-ben-gia-dinh
Thả cá chép ngày Tết

Phong tục đi chợ Tết, xin câu đối chữ về thờ

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, mẹ sẽ không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mong con cháu sau này được học hành tử tế, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

tet-den-duoc-sum-vay-ben-gia-dinh
Ngày Tết xin chữ (sưu tầm)

*Và đừng quên rằng!

Nếu lỡ có xa quê nhưng vẫn muốn gửi gắm tình cảm của mình đến người thân, họ hàng. Thông qua những món quà Tết thì liên hệ Swift247 chúng mình nhé.

Với dịch vụ vận chuyển siêu hỏa tốc bằng đường hàng không chỉ từ 5 tiếng cùng Vietjet Air. Swift247 cam kết vận chuyển và trao tay tất cả các loại hàng mà bạn yêu thích trong thời gian ngắn nhất dù bạn ở bất cứ đâu.

Đặt hàng ngay trên website hoặc ứng dụng để tận hưởng siêu tiện ích. Cùng hệ thống tracking, SMS 24/7 và tính năng chọn thời gian nhận hàng.

💞Tải app ngay hôm nay trải nghiệm ngay dịch vụ tận hưởng siêu tiện ích vận chuyển 4.0:

Android: http://bit.ly/2kkZK2O

IOS: https:https://apple.co/2kDLIK0

Website: https://app.swift247.vn/authorize

>>> Xem thêm: